Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.02, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sẽ có tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết – đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.
Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.02, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sẽ có tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết – đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.
Những câu hỏi về bất ổn thị trường xăng dầu nhờ hai Bộ Trường trả lời
Tại phiên họp này, hai bộ phận quản lý chính về hoạt động kinh doanh xăng dầu là Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính sẽ thực hiện giải trình về các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về xăng dầu và tình thị trường xăng đâu trong thời gian qua.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho hay đã nhận được giấy mời của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Thắng – đại diện một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Lâm Đồng, đã chuẩn bị các nội dung để chất vấn trong phiên chất vấn này.
Trong đó tập trung vào câu chuyện mức chiết 0 đồng do cơ chế điều hành, chưa quy định chi phí ở ba khâu khiến doanh nghiệp bán lẻ thua lỗ và đặt ra câu hỏi cho Bộ Công Thương về giải pháp để giải quyết bất công này?
Tại sao phải “ép” doanh nghiệp bán lỗ, không bán thì doanh nghiệp bị phạt và rút phép, ứng xử như vậy có phải là “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” hay không”
“Tôi cho rằng, quyền lợi của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cần được đảm bảo và cần được nhà nước bảo hộ. Lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu bao gồm một phần lợi nhuận định mức cộng một phần chi phí kinh doanh định mức được quy định tại Nghị định 95 cộng thù lao hay chiết khấu xăng dầu từ thỏa thuận với thương nhân đầu mối, phân phối.
Đây chính là căn cứ dể doanh nghiệp bán lẻ đề nghị cơ quan hữu quan quy định chiết khấu tối thiểu 5-65 trên giá bán lẻ, không bao gồm thù lao hay chiết khấu xăng dầu thỏa thuận”, ông Thắng cho hay.
Các nghịch lý, bất bình đẳng của thị trường kinh doanh xăng dầu, theo ông Thắng là việc các đầu mối kinh doanh xăng dầu luôn có lãi, trong khi doanh nghiệp bán lẻ lỗ triền miên.
Như tại Hội nghị tổng kết cuối năm 2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, tổng doanh thu hợp nhất đạt 300.000 tỉ đồng, vượt 25% kế hoạch và 78% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 2.068 tỉ đồng.
“Các đề xuất liên quan việc doanh nghiệp bán lẻ cần nhà nước bảo đảm và bảo hộ quyền của doanh nghiệp; quy định chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ; rà soát, bãi bỏ các mệnh lệnh hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ là những nội dung mà chúng tôi rất quan tâm trong phiên giải trình của liên bộ Công Thương – Tài chính sắp tới” ông Thắng nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ các kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.
Ông Giang Chấn Tây – Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Bội Ngọc (Trà Vinh) cho biết, ông gửi đến phiên giải trình về những bất ổn thị trường xăng dầu của hại Bộ Công Thương – Tài Chính với tinh thần trao đổi xây dụng và hiểu lẫn nhau.
“Chúng tôi muốn các trưởng ngành quản lý về xăng dầu biết những bất ổn của thị trường xăng dầu hiện nay như thế nào. Chúng tôi cũng sẽ trình bay các mong muốn của mình và cùng các Bộ trưởng tháo gỡ để đi đến điểm chung của sự hài hòa” ông Tây cho hya.
Ngày 24.2, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ các kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong quá trình hoàn thiện dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương khẩn trưởng trình Chính phủ dự thảo nghị định trong tháng 2.2023 theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Mục tiêu là đảm bảo tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khoa học, hài hòa, hợp lý, hiệu quả.
Việc gửi báo cáo này được Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương “không được chậm trễ”.
Theo Lao Động